Cách xây dựng văn hóa công sở phát triển
Và điều cao nhất của VHCS là tính hiệu quả của công sở đối với guồng máy, thúc đấy sự phát triển xã hội trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nhưng phải gắn liền với
Cải cách hành chính đang là một việc được Nhà nước ta quan tâm xúc tiến. Rất nhiều nơi đã đạt được kết quả tốt. Việc này gắn liền với văn hóa công sở (VHCS), và Chính phủ cũng mới có những quy định rõ về vấn đề này.
Bàn đến văn hóa công sở lúc này đã là muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Nếu mọi công sở đều đạt được văn hóa này thì vẫn luôn là tốt, mang lại nhiều lợi ích.
Trước hết cần thấy công sở là nơi thực thi nhiệm vụ của Nhà nước liên quan đến nhân dân (có thể trực tiếp như những cơ quan luôn tiếp dân, giải quyết mọi nhu cầu chính đáng hợp pháp của họ; có thể gián tiếp như những cơ quan khác không làm nhiệm vụ trên). Công sở là bộ mặt của Nhà nước, của nhân dân. Tại đó, mọi phép tắc, luật lệ phải được tuân thủ. Không thể được phép biến công sở thành sở hữu riêng của một nhóm người nào đó, tha hồ làm những điều có lợi phục vụ lợi ích riêng của cá nhân. Nhìn vào bộ mặt công sở, người ta sẽ thấy được trình độ phát triển của xã hội.
Lâu nay, VHCS của chúng ta có thể nói là còn thấp kém, có nhiều điều bất ổn. Điều này thể hiện ở 2 điểm: Thứ nhất là bộ mặt công sở và thứ 2 là cung cách ứng xử của các quan chức (gồm người quản lý và nhân viên thừa hành) đối với dân – những người tìm đến công sở để giải quyết mọi công việc. Ở điểm thứ nhất – bộ mặt công sở – thì tình hình khá phổ biến là không nhiều những công sở có văn phòng (nhà làm việc) được thiết kế xây dựng và trang trí đẹp mắt. Có thể đây đó vẫn rất tốn kém tiền của để đầu tư nhưng do không có “gu” thẩm mỹ cao nên vẫn không tạo được vẻ đẹp, sang trọng. Ở đây cần thấy sự giàu có không phải lúc nào cũng đi liền với cái đẹp, sang. Nhiều công sở trang bị đồ dùng đắt tiền, bày biện lắm thứ cầu kỳ, có vẻ “oách” mà vẫn thiếu vẻ sang trọng, lịch sự. Nhưng điều này ít nhiều còn bỏ qua được. Người ta phiền lòng, thấy sự hạn chế của VHCS chủ yếu là ở thái độ ứng xử của các viên chức đối với người đến liên hệ công việc. Thái độ nặng thì cửa quyền, hách dịch, nhẹ thì hờ hững, thiếu tận tâm của không ít nhân viên các cơ quan công quyền vẫn còn phổ biến. Những người này luôn nghĩ họ được quá nhiều người cần đến, thấy mình có vai trò quan trọng mà không nghĩ đang thực thi phận sự bắt buộc đối với một người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Sự hạn chế về nhận thức trong cụm từ VHCS khiến họ không thấy: Lương họ hưởng là từ sự đóng góp của toàn dân bằng nộp thuế, nên một lẽ dễ hiểu là phải có trách nhiệm phục vụ lại nhân dân khi đối tượng này tìm đến cơ quan yêu cầu giải quyết bất cứ việc gì trong khuôn khổ những nguyên tắc, điều luật, phạm vi chức năng đã được quy định. Tình trạng phớt lờ, bất chấp quyền lợi chính đáng của đối tượng đến giải quyết công việc của nhiều viên chức có trách nhiệm vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
Một trong những dấu hiệu về sự xuống cấp của VHCS nằm ngay trong sự vi phạm những quy đinh của bản thân công sở mà rõ nhất là giờ giấc làm việc. Khái niệm “8 giờ vàng ngọc” có một thời được đề cao, tôn trọng, coi như một kỷ luật nghiêm ngặt thì nay bị thả lỏng, thậm chí xem thường, coi như lỗi thời. Nhiều nơi tự cho rằng thời nay tất cả cần thông thoáng, miễn làm việc có hiệu quả, không cần gò bó thời gian. Không ít công sở – kể cả luôn tiếp khách – phải tới 9,10 giờ sáng mới vận hành bộ máy. Còn buổi chiều thì 16 giờ nhân viên đã tấp tểnh rời nhiệm sở. Không hiếm nơi nghỉ luôn cả chiều thứ 6. Rồi tình trạng không thực hiện đúng giờ giấc làm việc theo biển thông báo cũng khá phổ biến, gây phiền hà cho nhân dân.
Gần đây, có một quy định văn minh, được nhân dân rất đồng tình: các cơ quan phải có trách nhiệm trông xe, không thu tiền của tất cả mọi người đến liên hệ công việc. Đây là một biểu hiện cụ thể của việc cải thiện, nâng cấp VHCS. Nhưng đáng tiếc vẫn còn nhiều công sở không chấp hành nghiêm chỉnh quy định này, gây phản ứng trong dân.
Và điều cao nhất của VHCS là tính hiệu quả của công sở đối với guồng máy, thúc đấy sự phát triển xã hội trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nhưng phải gắn liền với sự tinh giảm nhân lực để mọi thành viên trong công sở trở nên hữu hiệu, đích đáng. Không một ai tự thấy mình bị thừa,“vô tích sự” trong guồng máy ấy. Một cơ quan trông bề ngoài có vẻ văn minh, mọi thành viên đều biết ứng xử đẹp với nhau và với khách nhưng hệ thống nhân sự cồng kềnh, lãng phí thì chưa thể được coi là đã có VHCS.
Cải cách hành chính tốt sẽ góp vào việc nâng cao VHCS. Tuy nhiên, để đạt được điều chúng ta đang bàn còn phụ thuộc vào, vấn đề này cần được xúc tiến toàn diện và triệt để, mới mong đáp ứng được sự phát triển của xã hội.
Leave a Reply